Quà Tết 2024
Hộp Quà Tết 2024
Hộp Quà Ttrung thu
business card
bộ sưu tập quà trung thu

Ý Nghĩa Và Cách Bày Trí Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Ý Nghĩa Và Cách Bày Trí Mâm Ngũ Quả Ngày Tết
Từ xưa đến nay, việc trưng bày mâm ngũ quả ngày Tết đã trở thành một truyền thống đặc biệt trong văn hóa Việt Nam mỗi dịp Tết đến Xuân về.

Không chỉ lan tỏa bầu không khí ấm áp của ngày Tết mà mâm ngũ quả còn đồng thời chứa đựng ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Hãy cùng Food City khám phá ý nghĩa và cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết qua bài viết sau đây nhé!

I. Mâm ngũ quả là gì?

Mâm ngũ quả là một mâm trái cây gồm năm loại quả khác nhau được bày trí ở các nơi quan trọng trong nhà, như bàn thờ tổ tiên, bàn thờ thần linh, hay bàn thờ các vị thần, để tượng trưng cho sự tràn đầy, phồn thịnh và sung túc.

mam-ngu-qua

Mâm ngũ quả

II. Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết Việt

Mỗi quả trên mâm đều mang một ý nghĩa riêng theo văn hóa truyền thống. Bày mâm ngũ quả là biểu tượng của hy vọng và ước nguyện cho một năm mới đầy sung túc và hạnh phúc. Đây là nét đẹp truyền thống, một sự hòa quyện giữa tâm linh và văn hóa lâu đời của người Việt ở khắp mọi miền đất nước.

Một số quan niệm cho rằng năm loại quả biểu trưng cho niềm ước nguyện về ngũ phúc lâm môn cho năm mới: Phú - sự giàu có và thịnh vượng, Quý - phẩm chất cao quý và sang trọng, Thọ - trường thọ và sống lâu trăm tuổi, Khang - khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng, Ninh - cuộc sống yên bình, bình an.

III. Ý nghĩa từng loại quả trong mâm ngũ quả ngày Tết

Một số loại quả thường được trưng bày với những ý nghĩa sâu sắc như:

- Thanh long: tượng trưng cho sự thăng tiến và phát triển, như rồng thăng thiên.

- Thơm: mang theo ý nghĩa của sự may mắn, tươi mát, ngọt ngào và hạnh phúc.

- Dừa: tượng trưng cho sự sung túc và đầy đủ trong năm mới.

- Đu đủ: ý nghĩa của sự thịnh vượng và đủ đầy.

- Bưởi: biểu tượng cho sự viên mãn, tròn đầy và phúc lộc.

- Chuối: thể hiện sự đoàn kết, che chở, và hứng trọn tài lộc bằng nải chuối hình bàn tay.

- Xoài: ý nghĩa của sự cát tường và viên mãn.

- Phật thủ: với hình dạng bàn tay bảo vệ và che chở gia đình.

- Dưa hấu: sự căng tròn và đầy đặn, mang theo ý nghĩa của may mắn tràn đầy.

- Lựu: biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở và hy vọng con cháu đầy đàn.

- Quýt: mang ý nghĩa phú quý và cát tường.

- Sung: với ý nghĩa sung túc và hạnh phúc.

- Hồng: tên gọi mang ý nghĩa hồng hào và tươi tốt.

Bên cạnh ý nghĩa về số lượng hay loại quả, mỗi màu sắc của các loại trái cây cũng đại diện cho một quy luật của đất trời theo thuyết ngũ hành. Ý nghĩa biểu tượng của các màu sắc thường được quan niệm như sau: Kim – màu trắng, Mộc – màu xanh, Thủy – màu đen, Hỏa – màu đỏ, Thổ – màu vàng.

y-nghia-mam-ngu-qua-ngay-tet-viet

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết Việt

III. Cách chưng mâm ngũ quả ngày Tết

Tùy theo từng vùng miền, cách bày trí mâm ngũ quả sẽ khác nhau để phù hợp với ý nghĩa văn hóa truyền thống ở từng nơi. Cùng tìm hiểu nét đặc trưng trong cách chưng mâm ngũ quả ngày Tết ở ba miền đất Việt dưới đây.

1. Cách chưng mâm ngũ quả ở miền Bắc

Mâm ngũ quả Tết miền Bắc thường được chưng theo sự hài hòa về ngũ hành, với sự đại diện của các màu kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Một số loại trái cây được bày biện ở miền Bắc là chuối xanh, bưởi, phật thủ, sung, ớt, quất, dứa,... để đại diện cho sự may mắn và hạnh phúc trong năm mới.

Các bước chưng mâm ngũ quả ở miền Bắc:

- Đặt nải chuối xanh ở giữa mâm.

- Trang trí bằng phật thủ hoặc quả bưởi ở vị trí cao nhất.

- Sử dụng các loại trái cây khác như quýt, xoài, thanh long, ớt,... để bao quanh, sau đó điều chỉnh sao cho mâm ngũ quả trở nên đầy đặn và đẹp mắt hơn.

mam-ngu-qua-mien-bac

Mâm ngũ quả miền Bắc

2. Cách chưng mâm ngũ quả ở miền Trung

Dải đất miền Trung thường gặp phải thiên tai, lũ lụt, hạn hán nên ít phong phú về các loại trái cây. Vì thế, mâm ngũ quả miền Trung không quá cầu kì, phức tạp về mặt hình thức, miễn là tâm thành. Người miền Trung cũng thường bổ sung thêm một số chi tiết như hoa lá, đặc biệt là hoa cúc vàng để tạo thêm điểm nhấn cho mâm ngũ quả ngày Tết.

Cách chưng mâm ngũ quả ở miền Trung:

- Sử dụng các loại trái cây lớn như dưa hấu, chuối, bưởi để làm trụ.

- Với trụ đã có, sắp xếp các loại trái cây nhỏ như quýt, xoài, táo,... xen kẽ quanh trụ, tạo nên một mâm quả tròn đầy đặn và vững chắc.

- Trang trí thêm với hoa cúc vàng, lá kim tiền, hoa trạng nguyên,.... để tạo điểm nhấn sinh động hơn.

mam-ngu-qua-mien-trung

Mâm ngũ quả miền Trung

3. Cách chưng mâm ngũ quả ở miền Nam

Miền Nam thường tránh sử dụng chuối và quýt trong mâm ngũ quả ngày Tết do mang theo ý nghĩa không suôn sẻ và không may mắn. Thay vào đó, họ ưu tiên các loại quả như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, với ý nghĩa tích cực như "cầu, dừa, đủ, xài, sung". Ngoài ra, mâm ngũ quả có thể được thay đổi tùy thuộc vào mong muốn của gia chủ.

Cách chưng mâm ngũ quả ở miền Nam:

- Tạo phần trụ bằng các loại quả lớn như dừa, thơm, mãng cầu.

- Sắp xếp các loại quả nhỏ xung quanh sao cho mâm ngũ quả ngày Tết trở nên tròn đầy hơn.

mam-ngu-qua-mien-nam

Mâm ngũ quả miền Nam

IV. Những lưu ý khi xếp mâm ngũ quả ngày Tết

1. Chưng mâm ngũ quả phù hợp với văn hóa 3 miền

Để trang trí mâm ngũ quả dễ dàng hơn và tránh những sai lầm không cần thiết, việc tìm hiểu về thuyết ngũ hành và văn hóa 3 miền là điều cần thiết. Tìm hiểu về ý nghĩa của từng loại quả trong ngũ hành cũng như sự khác biệt văn hóa giữa miền Bắc, Trung, và Nam sẽ giúp bạn có một mâm ngũ quả phù hợp hơn trong dịp Tết.

chung-mam-ngu-qua-phu-hop-voi-van-hoa-3-mien

Chưng mâm ngũ quả phù hợp với văn hóa 3 miền

2. Tránh quả gai, nặng mùi

Theo quan niệm truyền thống, người xưa thường tránh những thứ có gai sắc nhọn, coi đó là nguy hiểm khi đặt lên bàn thờ gia tiên. Đồng thời, vì bàn thờ là không gian linh thiêng và thanh tịnh, nên chỉ nên chọn các loại trái cây mang hương thơm dịu nhẹ, thoang thoảng để trưng bày trong không khí trang trí.

tranh-qua-gai-nang-mui

Tránh quả gai, nặng mùi

3. Tránh sử dụng trái cây quá chín

Theo truyền thống, mâm ngũ quả thường được để thêm vài ngày sau 30 Tết. Vì thế, bạn nên chọn những loại quả chưa chín quá, như chuối xanh và mua thêm những loại khác như xoài, đu đủ, hồng... để có thể bày được nhiều hôm mà không bị hư thối.

tranh-su-dung-trai-cay-qua-chin

Tránh sử dụng trái cây quá chín

4. Hạn chế trái cây bị đọng nước khi bày

Một số người thường rửa trái cây kỹ lưỡng trước khi bày lên mâm để làm cho quả bóng đẹp. Tuy nhiên, việc rửa có thể làm cho trái cây nhanh héo hoặc bị thối nếu có nước đọng lại. Thay vào đó, bạn chỉ cần lau sạch bụi bẩn quanh vỏ trái cây bằng khăn giấy ẩm để tránh tình trạng bụi bẩn hay ố vàng.

han-che-trai-cay-bi-dong-nuoc-sau-khi-rua

Hạn chế trái cây bị đọng nước sau khi rửa

Hi vọng rằng với những chia sẻ về ý nghĩa và cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết ở ba miền sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn trái cây và trang trí mâm ngũ quả gia đình. Đừng quên ghé thăm Food City để tham khảo những món quà Tết chất lượng, làm cho Tết của bạn trở nên trọn vẹn hơn nhé!

Ngọc Hân