Quà Tết 2024
Hộp Quà Tết 2024
Hộp Quà Ttrung thu
business card
bộ sưu tập quà trung thu

Tết Nguyên Đán là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất của người Việt Nam. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội truyền thống này.
 

I. Tết Nguyên Đán là gì? Tết Nguyên Đán và Tết Cổ Truyền có khác nhau không? 

Tết Nguyên Đán, thường gọi là Tết hay Tết cổ truyền, chính vì vậy mà chúng không khác nhau chỉ là 2 cách gọi khác nhau. Đây là một ngày lễ quan trọng đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và khởi đầu năm mới tính theo lịch âm của người Việt.

Tết là phiên âm của từ “tiết”, “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay bắt đầu và “đán” chỉ buổi sáng sớm. Vì thế, phiên âm đúng theo chữ Hán Việt chính là “Tiết Nguyên Đán”. 

tet-co-truyen

Tết cổ truyền

Tết Nguyên Đán là thời điểm đặc biệt quan trọng, là lúc mà những người con xa quê tất bật trở về với gia đình, là khi người người nhà nhà quây quần bên mâm cỗ Tết đầy yêu thương và ấm áp. 

II. Thời gian Tết Nguyên Đán được tính như thế nào? Tết Nguyên Đán 2024 rơi vào ngày nào?

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam được tính theo lịch âm của người Việt, thường muộn hơn Tết Dương lịch (Tết Tây). Do chu kỳ 3 năm nhuận một tháng trong lịch âm, Tết Nguyên Đán không bao giờ rơi vào khoảng trước ngày 21/01 và sau ngày 19/02 Dương lịch. Thông thường, dịp Tết sẽ kéo dài từ 7-8 ngày cuối năm cũ (từ ngày 23 tháng Chạp) đến 7 ngày đầu năm mới (đến hết ngày 7 tháng Giêng). 

Tương tự cách tính như vậy, Tết Nguyên Đán 2024 sẽ diễn ra vào Thứ 7, ngày 10/02/2024 theo lịch Dương (Mùng 1 Tết). Ngày giao thừa chuyển tiếp sang năm mới sẽ là ngày thứ 6, tức là ngày 09/02/2024. Mọi người có thể bắt đầu nghỉ Tết từ thứ 5, ngày 08/02/2024 (ngày 28 âm lịch). 

tet-nguyen-dan-2024

Tết Nguyên Đán 2024

III. Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 năm nay?

Ai cũng mong muốn có thời gian sum họp, thư giãn và chia sẻ niềm vui cùng gia đình và bạn bè trong những dịp lễ quan trọng, đặc biệt là Tết. Vậy ngày Tết Nguyên Đán 2024 sẽ kéo dài bao lâu? Lịch nghỉ Tết có thể khác nhau tùy theo các đối tượng khác nhau. 

Theo dự kiến, cán bộ công nhân viên chức, người lao động, học sinh và sinh viên dự kiến từ 5 đến 9 ngày, tùy thuộc vào từng đối tượng và lịch làm việc cụ thể như sau: 

- Đối với người lao động là công chức, viên chức: 

Theo dự thảo của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, họ có thể bắt đầu nghỉ từ thứ Năm, ngày 08/02/2024 đến ngày 16/02/2024 (tức 29 tháng Chạp năm Quý Mão đến hết mùng 7 Tết Giáp Thìn). Điều này tương đương với việc nghỉ 9 ngày liên tục, gồm 5 ngày nghỉ Tết theo Luật lao động 2019 và 4 ngày nghỉ theo lịch hàng tuần. 

- Đối với người lao động không phải là công chức hay viên chức: 

Người lao động sẽ tuân theo lịch nghỉ dựa trên quy định cụ thể của doanh nghiệp hoặc tổ chức mà họ làm việc. Lịch này có thể là 2 ngày nghỉ trước Tết và 3 ngày nghỉ sau Tết hoặc 1 ngày nghỉ trước Tết và 4 ngày nghỉ sau Tết, tùy thuộc vào điều kiện và quy định của từng nơi làm việc. 

- Đối với học sinh và giáo viên: 

Lịch nghỉ Tết sẽ được thiết lập theo quy định của từng địa phương cụ thể. 

+ Lịch nghỉ Tết ở TP.HCM: Theo dự kiến, học sinh và giáo viên TP. HCM sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán trong 2 tuần, từ ngày 05/02/2024 (ngày 26 tháng chạp) đến hết ngày 18/02/2024 (mùng 9 tháng giêng âm lịch).

+ Lịch nghỉ Tết ở Hà Nội: Đang được tiếp tục cập nhật…

lich-nghi-tet-2024

Lịch nghỉ Tết 2024

IV. Nguồn gốc của ngày Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Trung Quốc và được xem là một ngày lễ quan trọng trong nền văn hóa Trung Hoa. Hầu hết thông tin cho rằng Tết được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm Bắc thuộc. Tuy nhiên, theo sự tích “Bánh chưng bánh dày”, người Việt tin rằng họ đã ăn Tết từ thời vua Hùng, tức là trước cả khoảng thời gian 1000 năm Bắc thuộc. 

Tết Nguyên Đán được chào đón, duy trì trong suốt hàng nghìn năm qua và sau đó lan rộng sang các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Ngày lễ truyền thống đặc biệt này được chính thức công nhận là ngày lễ tại Việt Nam từ năm 2007.

nguon-goc-cua-tet-nguyen-dan

Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán

V. Ý nghĩa sâu sắc của ngày Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là một ngày lễ lớn của Việt Nam và mọi người thường có một kỳ nghỉ khá dài, do đó nó có ý nghĩa rất quan trọng trong văn hóa Việt Nam. 

- Tết là thời điểm giao thoa giữa trời và đất 

Tết Nguyên Đán là thời điểm đặc biệt khi trời và đất hòa quyện với nhau, tạo nên một bầu không khí đầy sự ấm áp và ý nghĩa. Từ “Tết” trong Tết Nguyên Đán không chỉ đơn thuần là ngày lễ mà còn có nghĩa là tiết, thể hiện sự vận hành của bốn mùa trong năm: Xuân, Hạ, Thu và Đông. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với nền kinh tế xưa, khi nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống và định hình nên nền văn hóa truyền thống của xã hội. 

Tet-la-thoi-diem-giao-thoa-giua-troi-va-dat

Tết là thời điểm giao thoa giữa trời và đất

- Tết là dịp để thể hiện lòng thành kính lên ông bà tổ tiên, thần linh

Tết là khoảng thời gian mọi người quây quần bên gia đình và thể hiện lòng tri ân đối với tổ tiên và các vị thần linh. Người Việt thường bày tỏ sự thành kính qua nghi thức dâng hương, cúng gia tiên để thể hiện lòng biết ơn đối với những gì mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta. 

Theo truyền thống tâm linh, vào dịp này, ông bà tổ tiên sẽ quay về nhà ăn Tết cùng con cháu, mang theo phúc lành và phù hộ sự bình an, mạnh khỏe cho gia đình. 

Tet-la-dip-the-hien-long-thanh-kinh-voi-ong-ba-to-tien

Tết là dịp thể hiện lòng thành kính với ông bà tổ tiên

- Tết là thời gian để gia đình sum vầy, quây quần bên nhau

Tết cũng là lúc những người con xa xứ quay về nhà, cùng đoàn tụ với những người thân yêu. Được cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng nghi ngút khói đêm giao thừa tuy giản đơn nhưng có lẽ là ước mơ của nhiều người con xa xứ.

Bên cạnh đó, Tết Nguyên Đán cũng là thời gian để con cháu bày tỏ lòng biết ơn và tôn kính đối với ông bà, cha mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng họ bằng tình cảm chân thành nhất thông qua những truyền thống chúc Tết và tặng quà Tết cho người thân, gia đình. 

Tet-sum-vay

Tết sum vầy cùng gia đình, bạn bè

- Tết Nguyên Đán là ngày nhiều niềm vui, may mắn hy vọng và tài lộc

Năm mới chính là một khởi đầu mới cho một chặng đường mới, vì vậy, mọi người thường cùng nhau đi chùa để cầu phúc và gửi gắm hy vọng nhiều may mắn và tài lộc trong năm mới.

Theo quan niệm truyền thống, Tết Nguyên Đán đánh dấu cho sự tan biến của những những điều kém may mắn trong năm cũ và mở ra nhiều cơ hội mới tốt đẹp hơn. Đó cũng là lý do nhiều người chọn Tết là thời điểm để khởi đầu các dự án mới hoặc bắt đầu kinh doanh với niềm tin vào vận khí tích cực của năm mới. 

Tet-la-ngay-nhieu-niem-vui-may-man-va-tai-loc

Tết Nguyên Đán là ngày nhiều niềm vui, may mắn hy vọng và tài lộc

- Tết Nguyên Đán là dịp để tri ân, kết nối tình thân hữu

Tết không chỉ là dịp đoàn viên trong gia đình mà còn là thời điểm tri ân, kết nối những mối quan hệ thân thiết. Mọi người thường gặp gỡ, thăm hỏi bạn bè, người thân hay hàng xóm để chia sẻ niềm vui đầu năm và tạo dựng mối quan hệ thêm tốt đẹp hơn. 

Tet-la-dip-de-ket-noi-tinh-than-huu

Tết là dịp để kết nối tình thân hữu 

VII. Một số phong tục, tập quán đặc trưng của người Việt trong ngày Tết Nguyên Đán 

- Lau dọn, trang trí nhà cửa tươm tất

Việc lau dọn và trang trí nhà cửa tại dịp cuối năm mang ý nghĩa loại bỏ những điều không tốt trong năm cũ và tạo điều kiện để chào đón điều may mắn và tài lộc cho năm mới. Vì thế, khoảng thời gian cuối năm là dịp để các thành viên trong gia đình cùng nhau dọn dẹp và làm mới cho không gian trong nhà của mình. 

Ngoài việc lau dọn, việc trang trí nhà cửa cũng rất quan trọng. Người Việt thường mua nhiều loại hoa chưng Tết với các màu sắc và ý nghĩa khác nhau. Những loại hoa ý nghĩa thường được sử dụng để tạo thêm sự tươi mới và sinh động cho không gian Tết như hoa thủy tiên, hoa đồng tiền, hoa cúc,...

don-nha-don-tet

Dọn dẹp nhà cửa đón Tết

- Gói bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng và bánh tét là hai món ăn truyền thống, mang nét đặc trưng của ngày Tết Cổ Truyền. Chúng thường được dùng để dâng lên bàn thờ tổ tiên hay làm quà tặng cho người thân và bạn bè. Với sự kết hợp tinh tế của lá xanh và lớp nếp thơm ngon, bánh chưng và bánh tét không chỉ thỏa mãn vị giác mà còn làm phong phú thêm không gian ấm áp của ngày lễ quan trọng này.   

goi-banh-chung-tet

Gói bánh chưng ngày Tết

- Bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả là biểu tượng không thể thiếu trong không gian gia đình vào dịp Tết. Được dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên, mâm ngũ quả thể hiện lòng tôn kính và biết ơn của con cháu đối với bề trên của họ. 

Tùy theo văn hóa của từng vùng miền khác nhau của Việt Nam, cách bày trí mâm ngũ quả có thể khác nhau, cùng với sự đa dạng về loại trái cây được sử dụng. Tuy nhiên, ý nghĩa chung của mâm ngũ quả là cầu mong sự may mắn, thịnh vượng và bình an cho gia đình trong năm mới. 

mam-ngu-qua-tet

Mâm ngũ quả ngày Tết

- Cúng ông Công, ông Táo

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người Việt thường tổ chức lễ cúng ông Công, ông Táo. Sau khi dọn dẹp sạch sẽ căn bếp, người ta sẽ chuẩn bị một mâm cỗ với đủ các loại thức ăn cùng một con cá chép để chuẩn bị phóng sinh. Theo ý nghĩa truyền thống, đây là thời điểm ông Công, ông Táo bay về trời để báo cáo sự kiện và hoạt động của gia đình trong năm cũ cho Ngọc Hoàng. 

cung-ong-cong-ong-tao

Cúng ông Công, ông Táo

- Tảo mộ

Những ngày gần Tết Nguyên Đán cũng là thời gian các gia đình cùng thăm và tảo mộ để tri ân ông bà tổ tiên và người thân đã qua đời. Đây là hoạt động truyền thống biểu hiện rõ nét của lòng đạo hiếu và sự kính trọng trong gia đình.  

tao-mo-ngay-tet

Tảo mộ ngày Tết 

- Cúng tất niên

Theo truyền thống, các gia đình Việt thường cùng tổ chức bữa tiệc tất niên vào đêm giao thừa dâng lên ông bà tổ tiên để mời họ về nhà cùng đón Tết. Đây vừa là dịp mọi người quây quần, dùng bữa cùng nhau, vừa là bữa cơm đánh dấu sự chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. 

bua-com-tat-nien

Bữa cơm tất niên

- Đón giao thừa

Sau bữa ăn tất niên đánh dấu sự kết thúc của năm cũ, mọi người thường tụ tập lại để cùng nhau đón chào năm mới. Giây phút đón giao thừa có lẽ là khoảnh khắc thiêng liêng nhất, giây phút chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, giây phút chúng ta bỏ lại sau lưng những chuyện không may, chuyện buồn của năm cũ và đoàn tụ với gia đình để cùng nhau cầu chúc cho một năm mới khởi đầu đầy tốt đẹp và may mắn. 

dem-giao-thua

Đêm giao thừa

- Đi chùa, nhà thờ cầu may, bình an

Phong tục đi chùa, nhà thờ trong dịp Tết là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ xa xưa. Thắp hương, lễ chùa hay thăm viếng đầu năm là các hoạt động truyền thống nhằm cầu mong sức khỏe, vạn sự tốt lành, sự bình an và hạnh phúc trong năm mới. 

di-chua-ngay-tet.

Đi chùa ngày Tết

- Xông đất

Xông đất (hay động thổ) là một phong tục truyền thống trong ngày đầu năm mới ở Việt Nam. Theo tục lệ, gia chủ sẽ chọn một người có tuổi mệnh phù hợp với gia đình để mời vào nhà sau thời điểm đón chào năm mới vào đêm giao thừa. Người ta tin rằng điều này sẽ giúp gia đình có một năm mới thuận lợi và may mắn. 

phong-tuc-xong-dat

Phong tục xông đất

- Đi chúc Tết, tặng quà Tết, mừng tuổi

Năm mới cũng chính là ngày sinh nhật đặc biệt của mỗi người, là ngày mà tất cả chúng ta đều thêm một tuổi. Chính vì thế, người ta thường gửi cho nhau những lời chúc tốt đẹp và ý nghĩa nhân dịp đầu năm. Tết còn là dịp để con cháu trong nhà mừng tuổi cho ông bà, cha mẹ, là hành động cầu chúc sức khỏe, bình an và hạnh phúc cho những người thân yêu. Các bậc cha mẹ cũng lì xì cho con cái như một cách để gửi gắm lời chúc may mắn, sức khỏe và bình an.

phong-tuc-chuc-tet

Phong tục chúc Tết

Không chỉ chúc Tết hay tặng quà Tết trong gia đình, mọi người cũng gửi tặng những món quà ý nghĩa cho bạn bè, người thân, họ hàng hay những mối quan hệ trong công việc. Nếu bạn đang phân vân trong việc chọn quà Tết, hãy tham khảo các bộ sưu tập quà Tết ngoại nhập độc lạ hay quà Tết cao cấp đầy xinh xắn và ý nghĩa của nhà Food City như: Hộp quà Tết Khởi Sắc, Hộp quà Tết Đại Ngư Xuân, Hộp quà Tết Đại An,...

KẾT LUẬN

Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng và truyền thống của người Việt Nam, tượng trưng cho sự đoàn kết, tôn trọng truyền thống và hy vọng vào một năm mới an khang thịnh vượng. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội truyền thống này. Hãy cùng nhau đón chàoTết Nguyên Đán 2024 với những niềm vui, hạnh phúc và tình thân thương.

---------------------------------------------------------------

ĐỊA CHỈ MUA QUÀ TẾT DOANH NGHIỆP CHẤT LƯỢNG & UY TÍN ?

Trong nhiều năm qua, FOOD CITY tự hào là đơn vị chuyên cung cấp hộp quà tết được nhiều khách hàng, đối tác trong và ngoài nước tin tưởng lựa chọn vì : 

- Các sản phẩm đều được chọn lọc kỹ càng, nguồn gốc rõ ràng, chất lượng và giá thành tốt nhất thị trường

- Thiết kế độc đáo & riêng biệt do chính đội ngũ FOOD CITY phác thảo ý tưởng và thực hiện

- Hỗ trợ giao hàng toàn quốc

- Hỗ trợ khắc logo & in thiệp chúc tết cho doanh nghiệp số lượng nhiều

- Dịch vụ đổi trả khi khách hàng không hài lòng về sản phẩm

- Năng lực cung ứng lớn với hơn 5 năm kinh nghiệm cung cấp quà tết cho các doanh nghiệp lớn.

Liên hệ ngay với Food City để có thể lựa chọn những hộp quà Tết ý nghĩa dành tặng cho những người thân yêu nhé!

 
Ngọc Hân